Thế kỷ 21 rồi, thời đại công nghệ số 4.0
Shop online rất nhiều, mặt hàng nào cũng có từ đất đai, nhà cửa tới quần áo, thức ăn. Nổi bật nhất vẫn là mặt hàng công nghệ, điện tử.
Camera quan sát, camera wifi là một trong những sản phẩm nóng nhất hiện nay, năm 2020.
Mua camera ở đâu trên mạng tốt nhất, chất lượng và giá cả tốt nhất. Mà còn không để bị lừa, tráo hàng…
Sửa camera Buôn Ma Thuột xin giới thiệu tới bạn đọc một số tiêu chí để khi mua camera trên mạng được tốt nhất.
Mua camera trên mạng internet qua tìm kiếm trên google, các trang website, blog, fanpage, facebook…
- Kiểm tra trang web, fanpage, facebook có thông tin chi tiết không: bao gồm địa chỉ công ty, số điện thoại, người chịu trách nhiệm chính.
- Kiểm tra thông tin giới thiệu của camera mình đang muốn mua, có được giới thiệu chi tiết không? Hay chỉ đôi ba dòng và giá tiền.
- Kiểm tra xem website, fanpage… có được tương tác tốt không? Bằng cách gọi điện, nhắn tin. Tỉ lệ phản hồi như thế nào sẽ đánh giá được. Tất nhiên mình không nói là tới trang web nào bạn cũng nhắn tin hay nhá máy làm phiền họ. Khi bạn đã xác định được điều 1 và 2 ở trên thì sự uy tín của tổ chức này đã có một phần, tiếp theo thì liên hệ để thương lượng giá cả và cách thức giao hàng, từ đó có thể biết thêm hoạt động của họ để bạn quyết định có tiếp tục giao dịch hay không.
- Các tổ chức, công ty uy tín thường có những cách bán hàng công khai, tiền bạc thanh toán rõ ràng: Ít khi họ bắt bạn phải trả tiền trước khi nhận camera. Trừ những camera đặt riêng, yêu cầu khó khăn…
Mua trên các app thương mại như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki…
- Khi tìm một sản phẩm camera trên mạng, và internet dẫn bạn tới những shop thương mại như trên thì hay để ý những điểm dưới đây để chọn mặt gửi vàng cho những sản phẩm camera mình cần.
- Tên shop, thường là một thương hiệu, tên cá nhân, tên nhóm, công ty. Nếu bạn mua camera trên mạng thì nên chọn một cái tên liên quan đến camera, ít nhất cũng chuyên bán đồ công nghệ. Đừng vào shop tên:
bán thời trang em bémà mua camera quan sát nhé. - Tiếp theo bạn hãy đi tham quan các mặt hàng trong shop bạn đã để ý được dựa sơ qua điều trên. Hãy xem các mặt hàng trọng yếu ở đây có liên quan tới camera không? Nội dung chi tiết mỗi sản phẩm có đầy đủ không? Có địa chỉ cửa hàng, số điện thoại phản hồi không?
- Cũng là phần tương tác với chủ shop có ok không? Trả lời có rõ ràng không?
- Lướt sơ qua phần tương tác đánh giá sản phẩm của khách hàng nhưng đừng quan tâm quá, vì bây giờ các shop có dịch vụ: lượt nhận xét, lượt mua nên phần đánh giá chỉ để tham khảo thôi.
- Đừng cứ thấy shop nào giá thấp nhất thì bay vào, hay tìm một shop giá tầm trung, bởi vì đa số các shop đều cạnh tranh giá, nên các sản phẩm camera cũng ngang giá nhau chênh lệch rất ít. Những shop giá rẻ hơn thì bạn cần xem lại xem có đúng sản phẩm là camera không? Hay chỉ là thẻ nhớ của camera. Nhiều shop dùng chiêu ngôn ngữ lừa tình để kéo khách vào. Khách nào không xem kỹ sẽ đặt hàng bị nhầm sản phẩm.
Mua trên các app quốc tế như: Ebay, Emazon, Taobao, Shopmall, Alibaba,…
Tương tự như các shop trên nhưng bạn lưu ý thêm.
- Do bất đồng ngôn ngữ hoặc hiểu sơ sơ nên bạn cần thương lượng, thảo luận thật rõ ràng, có email hay lưu giữ tin nhắn lại càng tốt. Tránh nhầm lẫn, hiểu nhầm ý nhau.
- Tìm hiểu rõ các dịch vụ vận chuyển, giao hàng từ nơi mua hàng để biết rõ về: hình thức giao nhận, thời gian, số tiền phải chi trả, thuế hải quan…
- Nếu một người mua mới thì thông thường bạn phải trả tiền trước mới được nhận hàng nên rủi ro khá cao nên bạn không tìm hiểu rõ.
- Và chế độ bảo hành. Những hàng xách tay hoặc mua ở nước ngoài đa số là tìm một cửa hàng trong nước để bảo hành hoặc tự đi tìm nơi sửa chữa nếu có vấn đề. Nên bạn cũng cân nhắc.
- Bởi vậy nhiều khi các bạn lên các shop nước ngoài thấy giá khá rẻ hơn so với trong nước, nhưng bạn lại chưa cộng vào các chi phí khác.
Qua những lưu ý trên hy vọng bạn sẽ mua camera trên mạng được tốt nhất.